Tính đa dạng sinh học Khu_bảo_tồn_đất_ngập_nước_Láng_Sen

Tính đa dạng sinh học trong khu vực Láng Sen được ghi nhận với sự hiện diện của nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Thảm thực vật

Thực vật trong khu vực Láng Sen khá phong phú với 156 loài thực vật hoang dã trong đó có 152 loài đã xác định được tên khoa học thuộc 60 họ được tìm thấy, trong đó khuyết thực vật (Pteridophyta) có 7 loài, song tử diệp (Dicotyledonae) có 88 loài đơn tử diệp (Monocotyledonae) có 57 loài.

Các họ có số loài nhiều nhất làPoaceae (24 loài), Cyperaceae (19 loài), Rubiaceae (6 loài) và Papilionoideae (6 loài). Trong đó có 4 loài chưa xác định được tên. Số loài và số chi nằm trong các họ của 152 loài thực vật hoang dã ở Láng Sen tóm tắt ở Bảng 3.

Đầm lầy ngập nước ở Láng Sen

Căn cứ vào dạng sinh trưởng, 152 loài thực vật hoang dã ở Láng Sen được chia ra:

  • Cây thân gỗ: 26 loài
  • Cây bụi: 15 loài
  • Cây thân thảo: 101 loài
  • Dây leo hoặc dây bò: 8 loài
  • Ký sinh: 2 loài

Phiêu sinh vật

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần phiêu sinh trong vùng không nhiều với Cyanophyta: 2 loài, Chlorophyta: 14 loài, Bacillariophyta: 8 loại. Có thể việc giới hạn về thời gian và số mẫu nghiên cứu nên chưa thể hiện được số liệu chính xác thành phần phiêu sinh vật đang hiện diện trong vùng.

Thủy sản

Do trong đợt khảo sát mực nước trên đồng khá cao nên chưa thể tiến hành thu mẫu, kết quả thu được do điều tra các hộ tại địa phương. Các loài cá điều tra được gồm có: cá trạch, thát lát, cá rô, cá linh, cá mè, lóc, lia thia đồng, cá chốt, cá lìm kìm, cá trê, lươn, ếch, rắn (3 loài), rùa, tôm. Đặc biệt, quần thể cá lóc bông nặng tới hơn 10kg/con chỉ có tại khu bảo tồn.[2]

Ngoài ra, một số loài thực vật thủy sinh khác đã phát hiện như: Marsilea quadrifolia, Ceratopteris siliquosa, Salvinia cucullata, Lemna tenera, Eriocaulon sp., Limnophylla heterophylla, Najas sp., Blyxa sp., Valisneria gigantia, Rotala wallichii, Myriophyllum tetandrum, Hydrilla verticilata.

Động vật

Để có thể ghi nhận được nhiều thông tin về động vật, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp phỏng vấn dân địa phương kết hợp với khảo sát thực tế (đối với lớp Chim, phỏng vấn thông qua hình ảnh), có 128 loài động vật có xương sống (không kể lớp Cá) được ghi nhận có mặt ở Láng Sen; trong đó:

  • lớp Lưỡng thê: 4
  • lớp Bò sát: 17 loài
  • lớp Chim: 102 loài
  • lớp Thú: 6 loài

Theo Buckton, Cu, Tu and Quynh (1999) thì qua 2 đợt khảo sát thực địa trong năm 1999, các tác giả đã phát hiện được 61 loài chim ở Láng Sen. Trong 61 loài này, có 21 loài không nằm trong danh sách 101 loài chim được trình bày ở bảng trên. Như vậy, tổng số các loài chim phát hiện được qua các đợt điều tra, bằng cách kết hợp các phương pháp khác nhau, đã lên đến 122 loài và tổng số các loài động vật có xương sống (không kể cả cá) lên đến 149 loài, trong đó có 13 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam.